[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Ông Võ cho rằng, nếu thu nhập thấp hãy tạm thuê nhà ở, tìm cách để có thu nhập cao hơn rồi hãy tính đến mua nhà.
[/tomtat]
[chitiet]Thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ, gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, có thể kể đến những giải pháp như đưa ra gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ về nhà ở; cho chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội; giảm thuế VAT cho các dự án nhà ở xã hội… Song, đến nay, dường như các giải pháp này vẫn chưa đủ sức lan tỏa làm "ấm" thị trường trở lại.
Giá nhà phải giảm nữa mới hợp lý
Theo đánh giá của GS Đặng Hùng Võ, nhìn chung thị trường BĐS đang ở trạng thái chững lại, các giao dịch cụ thể trên thị trường ít, đất đai cũng không còn hấp dẫn mọi người như thời điểm thị trường nóng sốt trước đây.
GS Đặng Hùng Võ: Nếu là người có thu nhập thấp, tôi sẽ chọn giải pháp tạm đi thuê nhà ở, chưa mua!
Phân khúc nhà giá thấp đang thiếu nguồn cung, trong khi người dân có thu nhập trung bình và thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở rất nhiều. Bởi vì xưa nay họ chưa được giải quyết nhu cầu về nhà ở, chưa có nguồn nhà nào phù hợp để có thể mua được. “Cơ hội cho khu vực nhà giá thấp hiện nay đang rất lớn, vì cung đang thiếu mà người mua rất nhiều. Nói giao dịch trên thị trường trầm lắng là vì phân khúc nhà giá thấp, bình dân đang thiếu nguồn cung. Nếu có nguồn cung tốt, chắc chắc thị trường sẽ nhộn nhịp trở lại và nó sẽ át phân khúc nhà giá cao”- GS Võ tin tưởng khẳng định.
Nhận định về giá nhà trên thị trường hiện nay, GS Võ cho rằng, “dù chúng ta đang nói giá đã giảm, nhưng với tình trạng giá nhà ở so với giá chung của hàng hóa, so với thu nhập của người dân, thì vẫn còn khá cao. Một cấu trúc thị trường bình thường thì giá nhà phải giảm nữa, không cần biết “đáy” ở đâu, nhưng phải xuống nữa thì mới hợp lý”.
GS Võ giả định: “Nếu tôi là người có thu nhập thấp, tôi sẽ chọn giải pháp tạm đi thuê nhà ở trước đã. Còn lại, dành thời gian vào việc tìm kiếm cơ hội để tăng thu nhập, để giàu có hơn, sau đó mới nghĩ tiếp đến việc mua nhà. Chúng ta không nên đang trong tình trạng thu nhập thấp mà lại đầu tư lượng tài chính rất lớn để giải quyết việc mua nhà. Tức là người thu nhập thấp hay khoan vội mua nhà!”
Giải pháp trúng, cơ chế thực hiện chưa đúng
Về các giải pháp đưa ra hỗ trợ thị trường BĐS, theo GS Võ, Nghị quyết 02 của Chính phủ đưa ra là rất trúng, nhưng cơ chế thực hiện lại đang chưa đúng. Dẫn ví dụ với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, GS Võ cho rằng, phải kiểm soát chặt chẽ để khỏi rơi tiếp vào nợ xấu.
Hơn nữa, “cho người có thu nhập thấp mua nhà lại phải đưa ra tài sản thế chấp; bắt người có thu nhập thấp phải chứng minh thu nhập là thấp như vậy, nhưng mà vẫn đủ khả năng trả nợ. Đó là cách cho người giàu vay tiền, chứ không phải cho người nghèo vay tiền. Cho người nghèo vay tiền chúng ta phải dùng một cơ chế khác”.
Hầu hết những người có thu nhập thấp chưa giải trình được việc mình có thể trả nợ, điều này chính là vì cơ chế không đúng. Vì cơ chế cho người nghèo vay tiền phải khác với cơ chế cho người giàu vay tiền.
Hay như việc việc xác nhận diện tích nhà ở dưới chuẩn để được mua nhà, đó là việc của ngành xây dựng, không phải việc của ngân hàng. Rồi quy định quanh quẩn về việc yêu cầu hộ khẩu và xác nhận của nơi đăng ký hộ khẩu. Trong tình huống này, GS Võ cảnh báo: ví dụ có trường hợp ở nơi đăng ký hộ khẩu hai vợ chồng chỉ có khoảng 10 m2 nhà ở. Nhưng ở tỉnh khác, chính họ lại có hẳn một cái biệt thự rất lịch sự thì sao? Tức là không khéo rất dễ để lọt lưới những trường hợp không phải đối tượng được ưu tiên nhưng vẫn được giải quyết…
Xuân Thân (VOV)
[/chitiet]
[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét